Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Đến ngồi với em rồi mà anh vẫn nhắc tới cái tên đó, kỳ ghê thiệt!

Đến ngồi với em rồi mà anh vẫn nhắc tới cái tên đó, kỳ ghê thiệt!
Câu nói trách nhẹ nhàng kèm theo nụ cười nhẹ nhàng của em đến giờ tôi vẫn nhớ.
Em là cô chủ của cửa hàng yến sào. Tên thương hiệu là yến Phú Yên. Khi nói chuyện phỏng vấn em để lấy thông tin, cái lưỡi của tôi đã phản bội trí não của tôi. Tôi lại gọi em là yến sào Khánh Hoà - tên đối thủ yến sào Phú Yên của em. Phú Yên là tỉnh láng giềng của Khánh Hoà mà. Khổ, khác nào ngồi với vợ mà gọi vợ bằng tên cô hàng xóm đâu. Xấu hổ chết đi được.
Tôi là “nạn nhân” của cái gọi là Subconscious power (sức mạnh của tiềm thức). Tôi đã có ý thức phòng vệ. Tôi đã cố để không nhầm lẫn. Nhưng khổ quá. Cái tên yến Khánh Hoà đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi từ lâu, rất lâu trước đó rồi. Thế nên cứ nhắc đến “yến” là ngay lập tức bật ra Khánh Hoà.
Sau đó tôi gặp câu chuyện tương tự như thế này một vài lần nữa. Với một vài khách hàng khác. Với người làm nghề đã như vậy thì khách hàng rơi vào hiệu ứng tương tự là đương nhiên. Ví dụ rất nhiều. Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: 90% hành vì mua hàng của khách hàng là cảm tính dù họ nghĩ họ rất logic.
Các quy luật về thương hiệu và hoạt động marketing khá phổ biến với các markters và doanh nghiệp. Nhưng tại sao chúng lại trở thành quy luật? câu hỏi này liên quan đến một ngành nghề khác, luôn song hành cùng nghề Branding & marketing: psychology (tâm lý học hành vi) & Neuromarketing (hành vi khách hàng phân tích dưới quy luật vận hành của não bộ).
Hẹn gặp các bạn dịp khác để cùng mổ sẻ về chủ đề này.
Mr. BrandSon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét